1. Mạ kẽm nhúng nóng là gì?
Mạ kẽm nhúng nóng (Hot Dip Galvanizing)
là một quá trình sử dụng lớp dung dịch mạ kẽm nung nóng, sau đấy phủ lên bề mặt kim loại giúp gia tăng độ bền cũng như bảo vệ lớp kim loại khỏi những tác động từ môi trường. Mạ kẽm nhúng nóng thực chất là một quá trình mạ kẽm đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất tích cực trong bảo vệ kết cấu lớp sắt thép, gia tăng tuổi thọ và đảm bảo tính chất hóa học cũng như vật lý của lớp kim loại bên trong.
2. Mạ kẽm nhúng nóng có tác dụng gì?
Mạ kẽm nhúng nóng bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, và với hàng nghìn km giáp biển. Với đặc thù thời tiết và vị trí địa lý như vậy nên thời tiết là nắng nóng, mưa nhiều, khiến cho sản phẩm dễ bị bào mòn, gỉ sét...Bởi vậy mạ kẽm nhúng nóng là một trong những loại công nghệ tầm trung giúp ngành công nghiệp sắt thép cũng như ngành công nghiệp xây dựng ở nước ta giải quyết được những vấn đề vướng mắc ở trên.
Sự kết hợp giữ lớp kim loại bên trong cộng với lớp mạ kẽm nhúng nóng bên ngoài đã tạo nên một sản phẩm có khả năng chống bào mòn cao, an toàn với những công trình ven biển, chống gỉ sét tối đa. Bởi vậy những công trình sử dụng các sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng luôn có tuổi thọ rất cao.
Độ dày lớp mạ kẽm nhúng nóng
- Theo tiêu chuẩn ASTM A123/A 123M
- Theo tiêu chuẩn ASNZS 4680
Ghi chú: 1g/m2 trọng lượng = 0.4 µm độ dày lớp mạ
3. Quy trình mạ kẽm nhúng nóng được diễn ra như thế nào?
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng trải qua thời gian có thể có đôi chút khác biệt, tuy nhiên đều cần đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM (hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác như CAN/CSA G164, ISO 1461) và bao gồm các bước cơ bản dưới đây:
Làm sạch bề mặt kim loại trước xi mạ
Sản phẩm kim loại sau khi được chế tạo có thể dính một lớp dầu cũng như có bụi bẩn trong quá trình lưu kho, vận chuyển. Vì kẽm không ‘bám’ được vào bề mặt kim loại không sạch, công đoạn làm sạch bề mặt là bước chuẩn bị vô cùng quan trọng. Việc làm sạch bề mặt kim loại bao gồm việc loại bỏ lớp dầu mỡ, loại bỏ lớp sơn cũ và tẩy rửa các cặn bẩn khác.
Để tẩy sạch dầu mỡ, kim loại có thể được ngâm trong bể tẩy dầu mỡ hoặc dung dịch xút để loại bỏ các chất hữu cơ, bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bề mặt. Sau khi tẩy dầu mỡ, kim loại được rửa sạch bằng nước. Kim loại cũng có thể được ngâm trong dung dịch axit hydrochloric loãng để loại bỏ các oxit và cặn bẩn khác. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp điện phân để loại bỏ carbon bám trên bề mặt cũng khá phổ biến.
Nhúng trợ dung
Sau khi bề mặt kim loại đã được làm sạch, người ta tiến hành nhúng kim loại vào chất trợ dung để loại bỏ hoàn toàn lớp oxit đã hình thành trên bề mặt kim loại. Công đoạn này cũng giúp tạo ra lớp phủ bảo vệ ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Sau đó, kim loại được sấy khô để chuẩn bị cho quá trình mạ.
Mạ kẽm nhúng nóng
Phản ứng mạ kẽm xảy a khi nhiệt độ đạt ở khoảng giữa 454°C & 465°C. Tiến hành nhúng hoàn toàn kim loại đã được chuẩn bị bề mặt và sấy khô vào bể mạ kẽm. Kẽm nóng chảy sẽ làm ướt về mặt kim loại và phản ứng mạ kẽm sẽ xảy ra, tạo thành các lớp hợp kim kẽm. Khi nhiệt độ trong bể mạ kẽm đạt tới mức nóng chảy (nhiệt độ tiêu chuẩn là 454°C), phản ứng mạ kẽm hoàn thành. Tiến hành gạt xỉ trên bề mặt nóng chảy và kết hợp rung để loại bỏ kèm thừa; sau đó nhúng sản phẩm vào dung dịch cromate để tạo lớp bảo vệ cho bề mặt.
Trong quá trình mạ kẽm, cần lưu ý nhúng hoàn toàn kim loại vào bể để có lớp mạ đồng đều. Ngoài ra, tùy độ dày mong muốn của lớp mạ kẽm mà cần căn chỉnh thời gian nhúng tương ứng. Tránh nhúng quá lâu khiến lớp mạ quá dày, giảm độ bám dính và không đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
Làm nguội & Kiểm tra thành phẩm
Tiến hành làm nguội kim loại bằng bể nước tràn để thành phẩm được bóng và đẹp nhất. Cuối cùng, quan sát bề mặt và kiểm tra độ dày của lớp mạ kẽm để chắc chắn thành phẩm đạt yêu cầu và đáp ứng tiêu chuẩn ASTM, AS/NZS…
Quy trình mạ kẽm nhúng nóng có thể khác nhau tùy từng vật liệu, tuy nhiên đều cần đảm bảo thực hiện theo tiêu chuẩn ASTM hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác.
4. Những lưu ý cho quy trình mạ kẽm nhúng nóng
Để thành phẩm sau khi mạ kẽm đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật, cần đảm bảo quá trình mạ kẽm phải diễn ra theo đúng quy trình, đúng kỹ thuật (về thời gian, nhiệt độ, lượng dung dịch hỗ trợ...). Ngoài ra, cần lưu ý một số những điểm sau:
• Quy trình mạ kẽm nhúng nóng cho phép kim loại tiếp xúc toàn bộ với bề mặt bên ngoài của sản phẩm, từ đó đảm bảo khả năng chống ăn mòn tối ưu nhất. Với những sản phẩm có cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết, lớp mạ có thể sẽ không đồng đều.
• Với một số sản phẩm có chi tiết ren như ty ren treo xà gồ, ty ren treo thang hay máng cáp có bước ren nhỏ thì không nên sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng. Lớp mạ kẽm hình thành sau quá trình mạ kẽm có thể sẽ lấp đầy các bước ren.
• Ngoài ra, quy trình mạ kẽm nhúng nóng cũng có chi phí khá cao, cần tính toán dựa theo điều kiện thi công, vật liệu để cân nhắc lựa chọn phương pháp mạ phù hợp và hiệu quả nhất.
5. Ứng dụng của mạ kẽm nhúng nóng?
Mạ kẽm nói chung và phương pháp mạ kẽm nhúng nóng nói riêng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất hiện nay như: xây dựng, giao thông,… Đặc biệt công nghệ này cũng được ứng dụng khá phổ biến trong ngành kệ chứa hàng như: Pallet thép nhúng kẽm, khung kệ pallet nhúng kẽm, rất phù hợp cho các kho lạnh chứa hàng.
Bài viết liên quan:
Phân biệt mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân (mạ lạnh) ?
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ NỘI THẤT HUY PHONG
CHUYÊN SẢN XUẤT CÁC LOẠI KỆ CHỨA HÀNG, PALLET SẮT
40/10 Ấp Mới 1, Tân Xuân, Hóc Môn, TP.HCM
ĐT: 0907.665.290